Chó bị Tiểu Đường nên ăn gì? Liệu có chữa khỏi được không? 1 Số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường ở chó

Chó bị Tiểu Đường nên ăn gì? Liệu có chữa khỏi được không?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng đến chó, mèo và các động vật khác (bao gồm vượn, lợn và ngựa) cũng như con người. Mặc dù bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi nhưng nó có thể được kiểm soát được. Cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này và làm sao để phát hiện chó có bị tiểu đường không? Nếu như chó bị tiểu đường có gây ra nguy hiểm gì cho sức khỏe của chúng không? Cách điều trị và phòng tránh mà chủ nuôi cần biết để chăm sóc tốt cho sức khỏe của thú cưng là gì?

Cụ thể căn bệnh chó bị tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường ở chó là một rối loạn chuyển hóa mãn tính, trong đó cơ thể không sản xuất đủ hoặc không sử dụng hiệu quả insulin – hormone quan trọng do

tuyến tụy tiết ra, chịu trách nhiệm điều chỉnh mức đường huyết. Khi thiếu hụt hoặc kháng insulin, glucose không thể được chuyển hóa thành năng lượng, dẫn đến tích tụ trong máu và gây ra tăng đường huyết. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của chó.

Chó bị tiểu đường
Chó bị tiểu đường

Chó bị tiểu đường

Sự kết nối giữa Glucose và Insulin

Quá trình chuyển hóa glucose và insulin đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể chó:

  • Glucose: Là nguồn năng lượng chính cho các tế bào. Khi thức ăn được tiêu hóa, carbohydrate được phân giải thành glucose, sau đó hấp thụ vào máu và vận chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng.
  • Insulin: Là hormone do tuyến tụy tiết ra, hoạt động như một “người gác cổng”, hướng dẫn các tế bào hấp thụ glucose từ máu để sử dụng làm năng lượng.

Khi cơ thể chó không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào không phản ứng hiệu quả với insulin (kháng insulin), glucose không thể được hấp thụ vào tế bào và tích tụ trong máu, dẫn đến tăng đường huyết. Điều này không chỉ làm giảm năng lượng cung cấp cho các tế bào mà còn gây tổn hại đến các cơ quan và hệ thống trong cơ thể do mức đường huyết cao kéo dài.

Bệnh tiểu đường ở chó gồm những loại nào?

Khi chó bị tiểu đường, sự kết nối glucose-insulin sẽ không hoạt động như bình thường. Bệnh tiểu đường ở chó xảy ra ở chó dưới hai hình thức:

Bệnh tiểu đường do thiếu insulin: Đây là khi cơ thế chó không sản xuất đủ insulin. Điều này xảy ra khi tuyến tụy bị tổn thương hoặc không hoạt động bình thường. Những con chó bị tiểu đường loại này cần được tiêm thuốc hàng ngày để thay thế lượng insulin bị thiếu. Đây là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất ở chó.

Bệnh tiểu đường kháng insulin: Đây là khi tuyến tụy sản xuất hormone insulin, nhưng cơ thể chó không sử dụng insulin như bình thường. Các tế bào không phản ứng với “lệnh” của insulin, vì vậy glucose không được lây ra khỏi máu và đưa vào tế bào. Loại bệnh tiểu đường này đặc biệt có thể xảy ra ở những con chó già, béo phì.

Chó cái cũng có thể phát triển tình trạng kháng insulin tạm thời khi động dục hoặc mang thai.

Quá trình gây ra bệnh tiểu đường

Khi thức ăn đi qua ruột trong quá trình tiêu hóa, đường là một trong những chất dinh dưỡng được hấp thụ từ thức ăn. Các loại đường trong thức ăn được vận chuyển vào các tế bào bọc quanh ruột và được chuyển đối thành các loại đường đơn giản glucose. Sau đó, glucose được hấp thụ vào máu để lưu thông và vận chuyển đến các mô và tế bào của toàn bộ cơ thể.

Insulin là hormone cần thiết để chuyển glucose từ máu đến các tế bào. Nếu không có đủ insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin, glucose sẽ tích tụ ở mức cao trong máu – một tình trạng gọi là tăng đường huyết. Khi lượng đường trong máu đạt đến một mức nhất định, glucose sẽ tràn vào nước tiểu (được gọi là glucosuria) và hút một lượng lớn nước tiểu. Đây là lý do tại sao vật nuôi mắc bệnh tiểu đường thường uống nhiều nước hơn và đi tiểu thường xuyên hơn với số lượng lớn nước tiểu.

Quá trình gây ra bệnh tiểu đường ở chó
Quá trình gây ra bệnh tiểu đường ở chó

Quá trình gây ra bệnh tiểu đường ở chó

Ở chó bị tiểu đường, bất kể có bao nhiêu nguồn đường hay lượng đường trong máu, đều không đủ glucose để vận chuyển vào các tế bào của cơ thể. Kết quả là, không đủ năng lượng cho các tế bào hoạt động bình thường, và các mô bị thiếu năng lượng. Trạng thái “đói” này khiến cơ thể phân hủy chất béo và mô cơ, sau đó được gan chuyển hóa thành đường. (Sự phá vỡ các mô cơ thể này dẫn đến tình trạng sụt cân thường thấy ở chó bị tiểu đường.)

Tác hại do bệnh tiểu đường gây ra.

Bệnh tiểu đường ở chó, dù là loại nào, đều gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể. Lượng đường dư thừa tích tụ trong máu khiến các tế bào không thể tiếp cận được nguồn năng lượng cần thiết. Điều này dẫn đến hai hệ quả chính:

Thiếu hụt năng lượng cho tế bào: Các tế bào cơ và một số cơ quan không nhận được glucose cần thiết để tạo năng lượng. Kết quả là, cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo và protein để cung cấp năng lượng thay thế. Quá trình này có thể dẫn đến sụt cân và suy giảm chức năng cơ thể.

Tổn thương đa cơ quan do tăng đường huyết: Khi lượng đường trong máu quá cao, nó có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm thận, mắt, tim, mạch máu và dây thần kinh. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như đục thủy tinh thể, bệnh thần kinh và nhiễm trùng.

Việc kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì mức insulin ổn định là rất quan trọng để ngăn ngừa và giảm thiểu những tác động tiêu cực này.

Các triệu chứng của chó bị tiểu đường

Chủ nuôi đôi khi sẽ nhận thấy một số triệu chứng xuất hiện sớm của chó bị tiểu đường như:

  • Khát: chó có thế uống nước thường xuyên và uống một cách vội vàng.
  • Đi tiểu nhiều: Đi tiểu nhiều (và khát nước nhiều hơn) xảy ra do cơ thể đang cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa bằng cách đưa ra ngoài thông qua nước tiểu có chứa đường.
  • Sụt cân: chó có thể sụt cân mặc dù chúng vẫn ăn khẩu phần ăn bình thường. Điều này là do chó không thể chuyển đổi các chất dinh dưỡng từ thức ăn của nó.
  • Tăng cơn thèm ăn: chó có thể rất đói bất kì lúc nào vì các tế bào của cơ thể không nhận đủ lượng glucose cần thiết, mặc dù chó vẫn đang ăn như mọi khi.

Trong các trường hợp bệnh tiểu đường tiến triển hơn, các triệu chứng có thể trở nên rõ rệt, bao gồm:

  • Ăn mất ngon
  • Thiếu năng lượng
  • Chán nản
  • Nôn mửa.
Các triệu chứng của chó bị tiểu đường
Các triệu chứng của chó bị tiểu đường

Các triệu chứng của chó bị tiểu đường

Các mối đe dọa đối với sức khỏe: Bệnh tiếu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến những tác động gây tàn phá cơ thể của chó, đó là lý do tại sao việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách cho chó bị tiểu đường là rất quan trọng. Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với sức khỏe của chó có thể bao gồm:

  • Đục thủy tinh thể (dẫn đến mù lòa)
  • Phinh gan
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Co giật
  • Suy thận
  • Ketoacidosis: một tình trạng cấp tính có khả năng đe dọa tính mạng của chó đi kèm với thở nhanh, mất nước, thờ ơ, nôn mửa hoặc hơi thở có mùi ngọt. Có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như căng thẳng, phẫu thuật, nhịn ăn, nhiễm trùng hoặc tình trạng sức khỏe tiềm ấn kết hợp với mức insulin thấp. Chủ của những chú chó bị tiểu đường phải luôn có sẵn que thử ketone và nên thử nước tiểu của chó nếu phát hiện bất kỳ dầu hiệu nào ở trên xảy ra. Nếu xét nghiệm nước tiểu của chó dương tính với ketone, bạn nên gọi cho bác sĩ thú y ngay lập tức.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh

Bác sĩ thú y của bạn có thể làm các xét nghiệm đơn giản để kiểm tra bệnh tiểu đường, bao gồm xét nghiệm lượng glucose (đường) trong máu và nước tiểu. Xét nghiệm máu cũng có thể cho thấy các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như men gan cao và mất cân bằng điện giải. Nuôi cấy nước tiểu có thể được khuyến nghị để loại trừ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chẩn đoán và bắt đầu điều trị bệnh tiểu đường càng sớm thì thú cưng càng có cơ hội khỏi bệnh và được sống bình thường trở lại.

Điều gì có thể khiến một con chó có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường ở chó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở chó từ 4 đến 14 tuổi, với độ tuổi chẩn đoán thường từ 7 đến 10 tuổi. Chó cái chưa được triệt sản có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với chó đực. Một số giống chó có xu hướng di truyền mắc bệnh tiểu đường cao hơn, bao gồm Poodle nhỏ, Bichons Frises, Pugs, Dachshunds, Miniature Schnauzers, Puli, Samoyeds, Keeshonds, Australian Terrier, Fox Terrier, Cairn Terrier và Beagles.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường ở chó:

  • Tuổi tác: Chó lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. 
  • Giới tính: Chó cái chưa được triệt sản có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với chó đực.
  • Viêm tụy mãn tính hoặc tái phát nhiều lần: Có thể gây tổn thương lớn cho cơ quan tụy, dẫn đến bệnh tiểu đường.
  • Béo phì: Béo phì kháng insulin và là một yếu tố nguy cơ gây viêm tụy, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường
  • Sử dụng thuốc steroid đường uống: Những thuốc này có thể gây ra bệnh tiểu đường khi sử dụng lâu dài.
  • Bệnh Cushing: Do cơ thể sản xuất quá nhiều steroid bên trong, tình trạng này cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường.
  • Các tình trạng sức khỏe khác: Một số rối loạn tự miễn dịch và bệnh do virus cũng được cho là có thể gây ra bệnh tiểu đường.
  • Di truyền học: Bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở bất kỳ giống/loài chó nào và có vẻ như di truyền đóng một vai trò trong việc tăng hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh.
Béo phì là nguyên nhân gây ta bệnh tiểu đường.
Béo phì là nguyên nhân gây ta bệnh tiểu đường.

Điều trị bệnh tiểu đường ở chó

Khi chó được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, việc điều trị và chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh và duy trì sức khỏe cho thú cưng. Dưới đây là các bước cần thực hiện:

Tiêm insulin:

  • Liều lượng và loại insulin: Bác sĩ thú y sẽ xác định liều lượng và loại insulin phù hợp cho chó của bạn.
  • Phương pháp tiêm: Insulin được tiêm dưới da, thường vào khoảng thời gian trong bữa ăn của chó.
  • Hướng dẫn tiêm: Bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn bạn cách tiêm insulin đúng cách.
  • Bảo quản insulin: Insulin cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, tránh quá lạnh hoặc quá nóng.

Chế độ ăn kiêng:

  • Thức ăn: Bác sĩ thú y sẽ đề xuất chế độ ăn phù hợp, thường bao gồm protein chất lượng cao, chất xơ và carbohydrate phức tạp để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Lịch ăn: Cung cấp thức ăn đều đặn, ít nhất 2 lần mỗi ngày, và theo dõi lượng nước tiêu thụ của chó.

Tập thể dục:

  • Hoạt động thể chất: Khuyến khích chó vận động thường xuyên để duy trì cân nặng khỏe mạnh và cải thiện độ nhạy insulin.
  • Lựa chọn hoạt động: Chọn các hoạt động phù hợp với tình trạng sức khỏe của chó, như đi dạo, chơi đùa hoặc tập luyện.

Theo dõi sức khỏe:

  • Khám định kỳ: Đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra định kỳ, theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh điều trị khi cần thiết.
  • Kiểm tra đường huyết: Theo dõi mức đường trong máu và nước tiểu theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y để đảm bảo rằng chó đang được điều trị đúng cách.

Việc tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ thú y và chăm sóc chu đáo sẽ giúp chó bị tiểu đường sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Chó bị tiểu đường nên ăn gì?

Chó bị tiểu đường cần một chế độ ăn uống cân đối và được kiểm soát cẩn thận để duy trì mức đường huyết ổn định. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn cho chó bị tiểu đường:

Thực phẩm giàu chất xơ và thấp carbohydrate:

Chế độ ăn chứa thực phẩm giàu chất xơ và thấp carbohydrate giúp kiểm soát mức đường huyết của chó. Chọn thực phẩm chất lượng cao, giàu protein và chất xơ, và hạn chế ngũ cốc và thức ăn chứa đường.

Thức ăn có chỉ số glicemic thấp: Chọn thức ăn có chỉ số glicemic thấp giúp ngăn chặn tăng đột ngột mức đường huyết sau khi ăn. Các loại thức ăn như thịt gia cầm, thịt cá, rau quả tươi có thể là lựa chọn tốt.

Phân chia thức ăn: Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp kiểm soát mức đường huyết ổn định hơn thay vì ăn một lượng lớn trong một bữa.

Kiểm soát lượng calo: Đảm bảo chó được cung cấp lượng calo hợp lý để duy trì cân nặng ổn định.

Chó bị tiểu đường thường có nguy cơ tăng cân nếu không kiềm soát calo.

Thực phẩm có lượng carbohydrate thấp: Hạn chế sử dụng thức ăn có nhiều carbohydrate, nhưng không loại trừ hoàn toàn. Sử dụng các loại thức ăn chứa carbohydrate phức hợp như rau củ và hạt.

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y: Thảo luận với bác sĩ thú y về chế độ ăn phù hợp cho chó bị tiểu đường. Bác sĩ sẽ có thể đưa ra lì khuyên cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe cầu riêng của chó.

Lưu ý rằng chế độ ăn cho chó bị tiểu đường nên được tùy chỉnh dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của chó và hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Theo dõi và quản lý bệnh tiểu đường cho chó của bạn.

Quản lý bệnh tiểu đường ở chó đòi hỏi sự chăm sóc và theo dõi chặt chẽ. Dưới đây là các bước quan trọng để giúp bạn chăm sóc thú cưng của mình:

Tiêm insulin đều đặn: Hầu hết chó bị tiểu đường cần tiêm insulin dưới da mỗi ngày. Bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn bạn cách tiêm và điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Chế độ ăn uống đặc biệt: Cung cấp thức ăn có hàm lượng chất xơ cao và carbohydrate phức hợp để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và cho chó ăn vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để lựa chọn bài tập phù hợp và tránh tập luyện quá sức.

Luyện tập thể dục giúp chó tránh bị tiểu đường
Luyện tập thể dục giúp chó tránh bị tiểu đường

Luyện tập thể dục giúp chó tránh bị tiểu đường

Theo dõi đường huyết tại nhà: Bác sĩ thú y có thể hướng dẫn bạn cách theo dõi đường huyết cho chó tại nhà bằng máy đo đường huyết. Việc này giúp bạn kiểm soát hiệu quả việc điều trị và điều chỉnh liều lượng insulin nếu cần thiết.

Theo dõi cân nặng và các dấu hiệu bất thường: Cân chó thường xuyên để đảm bảo cân nặng ổn định. Ghi chép lượng thức ăn và nước uống hàng ngày của chó để theo dõi tình trạng bệnh. Quan sát các dấu hiệu hạ đường huyết (run rẩy, yếu ớt, co giật) hoặc tăng đường huyết (khát nước nhiều, đi tiểu nhiều) và liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nào.

Tuân thủ phác đồ điều trị: Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ thú   y, bao gồm tiêm insulin đúng giờ, đúng liều lượng và cho chó ăn theo chế độ ăn uống được khuyến nghị.

Việc quản lý bệnh tiểu đường ở chó đòi hỏi sự kiên nhẫn và tận tâm. Hãy luôn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của thú cưng để đảm bảo chúng có một cuộc sống khỏe mạnh.

KokopetThương Hiệu Chăm Sóc Mèo Uy Tín Và Chất Lượng

Kokopet – Thương Hiệu Chăm Sóc Thú Cưng Uy Tín Và Chất Lượng
Kokopet – Thương Hiệu Chăm Sóc Thú Cưng Uy Tín Và Chất Lượng

kokopet là thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho thú cưng, giúp bạn chăm sóc mèo dễ dàng và hiệu quả hơn. Với các dòng sản phẩm thức ăn, phụ kiện, và đồ dùng thân thiện với sức khỏe thú cưng, Kokopet luôn đồng hành cùng bạn trong việc bảo vệ mèo khỏi dị ứng và các vấn đề sức khỏe khác.

Hãy ghé thăm Kokopet để chọn lựa những sản phẩm phù hợp nhất, từ thức ăn không chứa chất gây dị ứng đến phụ kiện an toàn cho mèo cưng của bạn.

Kokopet hoạt động 365 ngày/năm và 24 giờ mỗi ngày

Hệ thống cửa hàng Kokopet:

  •  382 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội – Hotline: 0962571894
  • 1052 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội – Hotline: 0813666988
  • 391 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội – Hotline: 0812989886
  • 498 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội – Hotline: 0858123989

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cấp cứu 24/7